Thói Quen Thức Đêm Đang Hủy Hoại Cơ Thể Bạn Như Thế Nào?

Mỗi đêm bạn thức khuya là một lần cơ thể phải gồng mình chống lại những tổn hại của các tế bào một cách âm thầm, tích tụ và khó phục hồi.
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, việc thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Nhiều người chọn thức đêm để học bài, làm việc, giải trí hoặc đơn giản chỉ để lướt mạng xã hội. Mặc dù ai cũng từng nghe qua về những tác hại của việc này, nhưng không ít người vẫn xem nhẹ và duy trì thói quen đó. Thực tế, việc thường xuyên thức khuya đang âm thầm tàn phá cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng. Hãy cùng Nhà Thuốc Thái Bình chỉ điểm các tác hại của thói quen thức đêm nhé!
Hệ quả khôn lường của thói quen thức đêm
Thức đêm kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của bản thân. Dưới đây chính là tác động tiêu cực của thói quen thức khuya.
Thức đêm phá vỡ đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể
Cơ thể mỗi người có một đồng hồ sinh học nội tại khác nhau. Chúng điều khiển các chức năng như nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp tim và đặc biệt là giấc ngủ. Trong môi trường sống của từng nơi, đồng hồ sinh học sẽ tuân theo phần lớn số đông. Chính vì vậy, khi bạn thức khuya, chu kỳ sinh học này bị đảo lộn. Nó dẫn đến rối loạn các chức năng trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến:
- Quá trình tiết hormone (đặc biệt là melatonin – hormone giúp ngủ sâu)
- Hệ thống tiêu hóa và quá trình trao đổi chất
- Khả năng phục hồi và sửa chữa tế bào trong khi ngủ
Nếu bạn duy trì thói quen thức đêm trong thời gian dài, cơ thể sẽ không còn khả năng điều chỉnh đồng hồ sinh học một cách tự nhiên. Điều này gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Suy Hô Hấp Ở Người Già: Tín Hiệu Khẩn Dành Cho Bạn
Suy giảm trí nhớ và giảm hiệu suất làm việc
Trong giấc ngủ sâu, não bộ thực hiện chức năng "dọn dẹp" các thông tin thừa, sắp xếp lại dữ liệu đã tiếp nhận trong ngày và phục hồi năng lượng. Khi bạn thức đêm, não không được nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng:
- Giảm khả năng tập trung
- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn
- Dễ mất bình tĩnh, khó kiểm soát cảm xúc
Vì vậy, dù bạn có cố gắng làm việc xuyên đêm để “hoàn thành deadline”, hiệu quả công việc cũng sẽ không cao. Thậm chí điều này có thể gây ra sai sót nghiêm trọng trong quá trình thực hiện.
Suy giảm hệ miễn dịch, đề kháng yếu
Một giấc ngủ đủ và sâu sẽ giúp cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch. Đồng thời, nó giúp tái tạo năng lượng cho cơ quan nội tạng. Khi bạn thường xuyên thức khuya, hệ miễn dịch sẽ suy yếu đáng kể. Điều này khiến cơ thể dễ mắc các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm và nhiễm trùng. Không chỉ vậy, tốc độ hồi phục của cơ thể sau chấn thương hay bệnh tật cũng sẽ chậm hơn rất nhiều.
Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là ở nữ giới
Thức khuya ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh hormone trong cơ thể. Trong khoảng thời gian từ 23h đến 2h sáng, cơ thể tiết ra nhiều hormone quan trọng giúp ngủ ngon và hormone tăng trưởng. Khi bạn thức đêm, chu kỳ sản xuất hormone bị rối loạn, dẫn đến mất cân bằng nội tiết. Đặc biệt ở nữ giới, điều này có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mụn nội tiết, tăng cân không kiểm soát và thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tác động tiêu cực đến làn da
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bạn thức khuya thường xuyên là làn da xuống sắc, xỉn màu, khô ráp và dễ nổi mụn. Thời gian từ 22h đến 2h là lúc da bước vào quá trình tái tạo và phục hồi. Khi bạn không ngủ đúng giờ, quá trình này bị gián đoạn, khiến độc tố tích tụ dưới da, làm da yếu đi và lão hóa nhanh hơn. Bên cạnh đó, thiếu ngủ còn làm tăng hormone cortisol. Đây là một loại hormone gây stress, làm giảm collagen và elastin, khiến da nhanh chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn.
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, thức đêm còn tác động tiêu cực đến tâm lý. Những người ngủ ít thường dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, cô đơn và mất kiểm soát cảm xúc. Theo thời gian, họ dễ phát triển các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn. Đó có thể là triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn lưỡng cực.
Vậy nên đi ngủ vào lúc mấy giờ là tốt nhất
Theo các chuyên gia y tế và nghiên cứu về giấc ngủ, thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu giấc ngủ là từ 22h đến 23h đêm. Đây là khoảng thời gian cơ thể bước vào giai đoạn phục hồi và tái tạo mạnh mẽ nhất. Việc ngủ đúng giờ sẽ giúp hormone melatonin được sản sinh đều đặn. Từ đó, nó giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn và tỉnh dậy với tinh thần sảng khoái. Đối với người trưởng thành, trung bình cần ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể hoạt động hiệu quả vào ngày hôm sau. Ngoài việc ngủ sớm, bạn cũng nên:
- Tránh dùng điện thoại, máy tính ít nhất 30 phút trước khi ngủ.
- Tắt đèn hoặc dùng đèn ngủ ánh sáng nhẹ để tạo cảm giác thư giãn.
- Hạn chế uống cà phê, trà đặc hoặc các chất kích thích sau 17h.
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
>> Xem thêm: Mách Bạn Bí Quyết Để Có Một Giấc Ngủ Sâu
Kết luận
Thức đêm có thể mang lại cho bạn cảm giác "được thêm thời gian". Thực chất đó là cái giá rất đắt mà bạn đang đánh đổi bằng sức khỏe của chính mình. Hãy bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ bằng cách thiết lập một lịch sinh hoạt lành mạnh. Thức khuya có thể chiến thắng một vài cuộc đua ngắn hạn nhưng ngủ sớm mới là bí quyết giúp bạn bền bỉ trên hành trình dài. Đừng ngần ngại đến Nhà Thuốc Thái Bình nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ sâu.
HỆ THỐNG NHÀ THUỐC THÁI BÌNH
Hotline: 19003183
Không có bình luận nào cho bài viết.