6 Thói Quen Gây Ra Thoát Vị Đĩa Đệm Mà Nhiều Người Mắc Phải

Cùng khám phá ngay 6 thói quen phổ biến gây thoát vị đĩa đệm mà nhiều người không ngờ tới và cách phòng ngừa hiệu quả từ sớm.
Một trong những bệnh lý cột sống mà nhiều người mắc phải hiện nay chính là thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trung niên, đặc biệt là nhân viên văn phòng hoặc người làm việc nặng nhọc. Điều đáng lo ngại là ngày càng nhiều người mắc bệnh mà không nhận ra nguyên nhân đến từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, hãy để Nhà Thuốc Thái Bình nhận diện những thói quen gây nên thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh hiệu quả.
Tìm hiểu về bệnh lý thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy trong đĩa đệm đẩy ra ngoài vị trí ban đầu. Chúng chèn ép lên rễ thần kinh và gây đau nhức, tê bì khớp. Căn bệnh này thường xảy ra ở cột sống cổ hoặc thắt lưng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng sống của bạn.
6 hành động thường ngày làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm
Nhiều người vô tình duy trì các thói quen xấu gây áp lực lên cột sống mỗi ngày. Sau đây là 6 thói quen thường gặp làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Ngồi sai tư thế trong thời gian dài
Tư thế ngồi không đúng là một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm. Nhất là dân văn phòng khi ngồi làm việc với lưng cong, đầu cúi hoặc vai khòm trong thời gian dài. Lúc này, cột sống phải chịu áp lực lớn hơn bình thường, khiến các đĩa đệm bị chèn ép. Theo thời gian, những yếu tố này sẽ gây ra thoái hóa và làm tăng nguy cơ thoát vị. Không chỉ vậy, việc ngồi lâu một chỗ mà không thay đổi tư thế còn làm giảm lưu thông máu, gây đau mỏi lưng và cổ vai gáy.
>> Xem thêm: Những Thực Phẩm Tốt Cho Tim Mạch Mà Bạn Nên Biết
Mang vác vật nặng sai cách
Mang vác vật nặng sai cách là thói quen nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc cột sống. Rất nhiều người thường có thói quen cúi người để nâng vật nặng. Điều này vô tình tạo áp lực lớn lên vùng cột sống thắt lưng. Áp lực đột ngột tác động lên đĩa đệm có thể khiến bao xơ bị rách, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh. Ngoài ra, việc vặn xoắn người khi mang vật nặng cũng làm tăng nguy cơ tổn thương cột sống.
Lười vận động
Lối sống ít vận động không chỉ gây ra các vấn đề về tim mạch và rối loạn trao đổi chất mà còn là một mối đe dọa thầm lặng đối với cột sống. Khi bạn không thường xuyên tập luyện, các nhóm cơ lưng và cơ bụng – những bộ phận quan trọng hỗ trợ cột sống – sẽ yếu đi, làm giảm sự ổn định của cột sống. Qua đó, các đĩa đệm dễ bị chèn ép và tổn thương hơn khi có tác động lực. Thêm vào đó, thói quen ít vận động còn làm giảm tuần hoàn máu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc cung cấp dưỡng chất cho các mô liên kết.
Ăn nhiều và tăng cân mất kiểm soát
Việc thừa cân hoặc béo phì góp phần làm tăng khả năng mắc thoát vị đĩa đệm. Điều này đặc biệt xảy ra ở vùng thắt lưng – Nơi chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép, đĩa đệm sẽ phải chịu áp lực lớn hơn để duy trì sự cân bằng. Lâu dần, chúng sẽ dễ bị thoái hóa và biến dạng. Bên cạnh đó, người thừa cân thường có xu hướng ít vận động và dễ mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, cao huyết áp, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cột sống.
Ngủ sai tư thế
Nhiều người thường bỏ qua tư thế khi ngủ, nhưng thực tế điều này ảnh hưởng lâu dài đến cột sống. Ngủ nằm sấp, dùng gối quá cao hoặc nằm nghiêng sai cách có thể khiến cột sống bị cong vẹo, làm lệch các đĩa đệm khỏi vị trí tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng nệm quá mềm hoặc quá cứng cũng khiến cột sống không được nâng đỡ hợp lý trong suốt giấc ngủ, dễ dẫn đến đau lưng và mỏi cổ khi thức dậy.
Sử dụng thuốc lá
Việc hút thuốc lá không chỉ làm tổn thương phổi và tim mạch mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ cơ xương khớp, đặc biệt là các đĩa đệm. Nicotine và các chất độc hại trong thuốc lá làm giảm khả năng tuần hoàn máu đến các mô. Chúng làm giảm lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho đĩa đệm. Điều này thúc đẩy quá trình thoái hóa đĩa đệm nhanh hơn, làm mất tính đàn hồi và dễ dẫn đến thoát vị. Bên cạnh đó, thuốc lá còn làm giảm khả năng hồi phục của các mô bị tổn thương.
Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
- Duy trì tư thế ngồi chuẩn: Luôn giữ lưng thẳng, vai thăng bằng, màn hình máy tính đặt ngang tầm mắt. Tránh ngồi liên tục trong thời gian dài. Bạn nên đứng dậy, giãn cơ hoặc đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 30–60 phút.
- Tập luyện thể dục đều đặn: Tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và bụng. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga được khuyến khích vì vừa hỗ trợ cột sống vừa cải thiện tuần hoàn máu.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý: Hãy giữ cân nặng ở mức ổn định, giảm áp lực lên cột sống. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối kết hợp với vận động đều đặn.
-
Mang vác đúng tư thế: Khi nâng vật nặng, hãy khuỵu gối, giữ lưng thẳng và dùng lực từ chân. Tránh xoay lưng đột ngột hoặc bê vật quá sức. Nếu cần, bạn nên sử dụng thiết bị hỗ trợ nâng đỡ.
-
Chọn tư thế ngủ phù hợp: Nằm ngửa chính là giải pháp tốt nhất, tốt nhất cho cột sống. Dùng gối vừa tầm, nệm có độ cứng vừa phải để giữ lưng ở vị trí tốt suốt giấc ngủ. Tránh nằm sấp hoặc nằm lệch quá lâu.
-
Bỏ thuốc lá: Từ bỏ thuốc lá giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng khả năng nuôi dưỡng và tái tạo đĩa đệm.
>> Kết luận: Khám Phá Những Thực Phẩm Bổ Gan Mà Bạn Nên Thêm Vào Chế Độ Ăn
Kết luận
Thoát vị đĩa đệm làm giảm khả năng vận động lâu dài. Nó gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Phần lớn nguyên nhân lại xuất phát từ chính những thói quen sinh hoạt hàng ngày mà chúng ta dễ dàng bỏ qua. Việc nhận thức sớm và điều chỉnh những hành vi sai lầm sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này một cách hiệu quả. Để cột sống khỏe mạnh hơn, đừng ngần ngại liên hệ Nhà Thuốc Thái Bình. Nơi đây cung cấp đa dạng các sản phẩm hỗ trợ xương khớp với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp.
HỆ THỐNG NHÀ THUỐC THÁI BÌNH
Hotline: 19003183
Không có bình luận nào cho bài viết.